Mẫu trần nhựa thả là giải pháp thi công nhanh chóng, tiết kiệm và có tính thẩm mỹ cao, phù hợp với nhiều loại hình, tính chất công trình hiện nay.
Trong số các kiểu trần đẹp, những mẫu trần làm từ vật liệu thay thế như nhựa, tấm cemboard, tấm ốp trần nhựa, gỗ công nghiệp,… đang ngày càng được ưa chuộng và ứng dụng rộng rãi. Điểm chung của các loại trần này là có nguồn cung phong phú, phù hợp với mọi đối tượng khách hàng, đặc điểm kiến trúc cũng như phân khúc tài chính.
Trong số đó, trần nhựa thả là xu hướng phát triển khá mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Rất nhiều mẫu trần nhựa thả đẹp được các chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế nội thất đánh giá cao, xứng đáng trở thành top lựa chọn “quốc dân”.
Mẫu trần thả nhựa là gì?
Trần nhựa thả hay trần thả nhựa là một dạng thi công của trần nổi. Nghĩa là, sẽ sử dụng khung xương rồi lắp đặt các tấm trần thả PVC lên phía trên, mục đích che chắn, chống nóng và tăng tính thẩm mỹ cho công trình.
Những mẫu trần thả đẹp cũng được xếp vào nhóm các kiểu trần nhà đẹp được yêu thích, phù hợp với thiết kế nhà ở, trường học, cửa hàng, hay văn phòng, công ty,…
Các đặc điểm nổi bật của trần nhựa thả
Không chỉ gây ấn tượng với khả năng thay đổi không gian, các mẫu trần nhựa thả còn được đánh giá cao về tính ứng dụng trong đời sống lẫn kỹ thuật thi công.
Thứ nhất, trần nhựa thả thi công đơn giản, nhanh chóng. Kỹ thuật làm trần thả nhựa không đòi hỏi quá cao về vật tư hay chuẩn bị mặt bằng. Quan trọng nhất của kiểu trần này chính là hệ khung xương chắc chắn, đảm bảo các khoảng cách theo đúng tiêu chuẩn. Như vậy, cứ lần lượt lắp các tấm theo khung để hoàn thiện.
Thứ hai, trần nhựa thả có giá rẻ, tối ưu chi phí thực hiện. Trần nhựa thả là lựa chọn phù hợp hàng đầu nếu khách hàng có tài chính thấp. Giá trần nhựa thả được đánh giá là loại trần có giá “mềm” nhất hiện nay, vì cả vật tư và giá nhân công thực hiện đều không cao, rẻ hơn hẳn so với làm trần thạch cao hay các loại trần chìm, trần giật cấp,…
Thứ ba, nhiều sự lựa chọn đối với trần nhựa thả. Mặc dù giá rẻ nhưng mẫu tấm trần thả vẫn có nguồn cung đa dạng về kiểu dáng, màu sắc, kích thước, hoa văn để phù hợp với nhiều phong cách khác nhau. Không đạt được sự sắc sảo như các mẫu trần chất liệu tự nhiên trần thả nhựa đã được cải tiến hơn so với mẫu laphong truyền thống.
Thứ tư, trần nhựa thả mang các ưu điểm của vật liệu thay thế. Sở dĩ thời gian gần đây, các loại trần nhựa lên ngôi là bởi nhóm vật liệu này cho thấy loạt yếu tố lợi thế so với chi phí bỏ ra.
Mẫu trần thả có thể cách nhiệt, chống cháy, chống ẩm mốc, vệ sinh đơn giản và tuổi thọ lên đến 25 – 20 năm. Bên cạnh đó, trọng lượng nhẹ nên mẫu trần này đảm bảo an toàn, ít nguy cơ rủi ro do nứt vỡ hay sập lún,…
Tuy nhiên, đánh giá khách quan thì trần nhựa thả đẹp nhưng vẫn có hạn chế nhất định. Nhưng đối với công trình đòi hỏi không quá cao thì những khuyết điểm này không quá đáng kể.
- Khả năng cách nhiệt, chống nóng vẫn thấp hơn gỗ tự nhiên hay gỗ công nghiệp, không thể tuyệt đối.
- Vì là trần thả nên dù che được hệ thống đường điện, đường ống nước nhưng các điểm ghép nối trần nhà vẫn bị lộ, tạo cảm giác không gian bị chia nhỏ ra và kém sang trọng hơn.
- Khung xương vẫn có khả năng bị han gỉ, ảnh hưởng đến chất lượng trong thời gian dài nếu tiếp xúc với điều kiện môi trường không thuận lợi.
Giá trần nhựa thả hiện nay bao nhiêu?
Giá của trần nhựa thả được tính dựa trên giá tấm trần thả và giá nhân công, kèm theo giá các loại vật tư dùng làm khung xương. Dưới đây là một số báo giá tham khảo mà bài viết đã khảo sát được.
Hiện nay, các tìm kiếm liên quan thường gặp là “báo giá trần nhựa 600×600”, “giá trần nhựa thả 60×60”. Thực tế chúng chỉ khác nhau về cách quy ước đơn vị của tấm nhựa dùng để làm trần thả.
Ví dụ, trần nhựa 600×600 hay trần nhựa thả 600×600 thì lúc này các tấm được đo theo đơn vị milimet (mm). Còn nếu là giá la phông nhựa 60×60, tấm la phông nhựa 60 60, trần nhựa thả 60×60 hay trần nhựa 60×60 thì các tấm sẽ được đo theo đơn vị centimet (cm).
Khách hàng nên lưu ý điều này để tránh nhầm lẫn. Vậy la phông nhựa 60×60 giá bao nhiêu? Nhìn chung, giá tấm trần thả dao động từ 24.000 đồng/tấm. Nếu tính chung thi công trọn gói thì giá hoàn thiện là từ 150.000 – 180.000 đồng/m2.
Bảng giá các loại vật tư dùng để làm khung xương trần thả
STT |
Tên sản phẩm | Đơn vị tính | Đơn giá (VNĐ) |
1 | Ty 2.4m | Cây |
8.000 |
2 |
Tăng Đơ | Cái | 4.000 |
3 | Đinh | Kg |
65.000 |
4 |
T 0.6m | Cây | 11.000 |
5 | T 1.2m | Cây |
17.000 |
6 |
T 3.6m | Cây | 44.000 |
7 | V 3.6m | Cây |
22.000 |
Tổng hợp các mẫu trần nhựa thả đẹp, đón đầu xu hướng 2024
Thị trường trần nhựa thả khá sôi động với nhiều dòng sản phẩm mới được ra mắt. Nhờ vậy, khách hàng có không ít sự lựa chọn mang tới mức độ hoàn thiện cao hơn cho công trình của mình. Dưới đây là một số mẫu trần nhựa thả đáng để cân nhắc hiện nay.
Trần nhựa thả màu trơn (trắng, đen)
Hai tông màu được sử dụng phổ biến đối với trần thả nhựa dạng tấm trơn là đen và trắng. Trong đó, trắng có tính ứng dụng cao hơn, dễ dàng kết hợp và phù hợp với mọi không gian. Lắp đặt trần nhựa thả màu trắng tạo cảm giác tươi mới, mát mẻ và sạch sẽ, không lo bị phai màu hay bám bụi theo thời gian.
Trần nhựa thả màu đen thích hợp cho các không gian yêu thích sự đột phá, độc đáo hoặc có thể dùng với số lượng ít để tạo điểm nhấn. Trần màu đen thì hạn chế hơn trong việc bắt sáng nhưng lại sạch sẽ, khó nhận thấy vết bẩn hay trầy xước. Tuy nhiên, tấm trần thả màu này ít khi được sử dụng làm trần cho nhà ở.
Trần nhựa thả in hoa văn
Để không còn đơn điệu, các nhà sản xuất cho ra mắt dòng sản phẩm tấm trần thả PVC được in thêm các họa tiết hoa văn đơn giản, tinh tế. Những hoa văn này thường không có màu sắc quá sặc sỡ, chủ yếu là màu vàng hoặc màu bạc có ánh nhũ, tạo hiệu ứng lấp lánh, sống động cho trần nhà.
Các công trình nhà ở cấp 4 hay những nơi cần tạo ra ánh sáng tốt rất yêu thích loại trần nhựa thả này. Theo khảo sát, các mẫu hoa văn ngày một sáng tạo và phong phú hơn, thỏa sức lựa chọn cho khách hàng, đáp ứng mọi yêu cầu về thẩm mỹ.
Trần nhựa thả họa tiết 3D
Khác với tấm trần thả PVC in hoa văn, trần nhựa thả dạng 3D lại được ghép từ các tấm có hiệu ứng hình ảnh 3 chiều, mới lạ và tổng thể có chiều sâu hơn. Những tấm trần thả 3D có thể ứng dụng linh hoạt để tạo sự chuyển động cho không gian, tăng sự kết nối giữa các chi tiết trang trí với nhau. Thậm chí, nhiều tấm ốp thoạt nhìn còn gây nhầm lẫn với trần thạch cao hay được tạo hình bằng xi măng,…
Trần nhựa thả vân gỗ
Vân gỗ có lẽ là loại họa tiết không bao giờ lỗi thời, “ăn khách” hơn rất nhiều so với vân đá. Ưu điểm của trần nhựa thả vân gỗ chính là sự thời thượng, sang trọng và có “gu” hơn. Vân gỗ trên những tấm trần thả dù không thể so với vân gỗ tự nhiên nhưng nhờ công nghệ tiên tiến, đã có phần chân thực, sắc sảo hơn. Các tấm giả gỗ với màu sắc đậm nhạt khác nhau, dễ dàng lựa chọn cho mọi không gian.
Những lưu ý khi lựa chọn trần nhựa thả
- Lựa chọn tấm trần thả có màu sắc, hoa văn, họa tiết phù hợp với kiến trúc. Nếu là công trình hiện đại, ưu tiên chọn tấm trơn hoặc vân gỗ. Nếu là công trình mang hơi hướng tân cổ điển, có thể cân nhắc các tấm 3d hoặc in hoa văn nhẹ nhàng.
- Tùy theo không gian để chọn tấm trần thả, ưu tiên những lựa chọn mang lại hiệu ứng ăn gian diện tích, tăng độ sáng,…
- Không nên chọn những tấm trần thả quá nhỏ, dẫn đến không gian bị chia cắt, tạo cảm giác “thô” và chật chội hơn.
- Tìm mua vật tư ở những đơn vị uy tín, đảm bảo chất lượng, nguồn gốc sản phẩm.
- Chọn đội thợ thi công lành nghề, có kinh nghiệm, hiểu về kết cấu trần thả.
Mẫu trần nhựa thả là gợi ý rất đáng để cân nhắc cho những ai đang có nhu cầu trong giai đoạn hiện nay. Mẫu trần này đã được ứng dụng phổ biến trên thực tế và nhận được không ít đánh giá tích cực, thích hợp lựa chọn để cải thiện không gian sống, làm việc.