Hướng dẫn cách đóng trần nhựa thả đơn giản nhanh chóng

Hướng dẫn cách đóng trần nhựa thả đơn giản nhanh chóng

Kỹ thuật đóng trần nhựa thả quyết định phần lớn đến tính thẩm mỹ và độ bền, hiệu quả sử dụng của trần sau khi thi công.

Nhiều người cho rằng cách thi công trần nhựa hiện nay khá đơn giản, không đòi hỏi nhiều về tay nghề và hoàn toàn có thể tự lắp trần nhựa. Điều này không sai nhưng cũng không chính xác tuyệt đối. 

Lắp trần nhựa có thể dễ hơn so với các loại trần gỗ tự nhiên, trần thạch cao nhưng vẫn bắt buộc tuân thủ các nguyên tắc trong thi công trần nhà. Nếu đóng trần nhựa sai kỹ thuật, có thể dẫn đến tình trạng bung khung xương, mối nối, giảm độ bền và thẩm mỹ của không gian.

Vậy cách đóng trần nhựa như thế nào được gọi là chuẩn, nhất là cách đóng trần nhựa thả? Để hoàn thiện trần nhựa thả đẹp, đạt yêu cầu cần phải dựa trên nhiều yếu tố về mặt chuyên môn, vật tư, điều kiện thi công,… Cùng bài viết tìm hiểu chi tiết hơn với nội dung bên dưới.

Cách làm trần nhựa thả và nguyên tắc cần biết

Trần thả là một dạng trần nổi, có đặc điểm là sẽ lộ khung xương và những đường ghép nối vật liệu làm trần. Vì vậy, loại trần này, bên cạnh đáp ứng công năng thông thường là che chắn, cách nhiệt, chống ồn, tăng tính thẩm mỹ,… còn được yêu cầu thực hiện sao cho đảm bảo an toàn, không quá lộ, không chia tách không gian.   

Hướng dẫn cách đóng trần nhựa thả đơn giản

Tương tự như làm trần nhựa nói chung, cách làm trần nhựa dạng trần thả cũng cần phải thực hiện theo nguyên tắc, đảm bảo về mặt kết cấu và tối ưu vật tư phục vụ cho thi công.

  • Kiểm tra chất lượng mái và trần trước khi làm trần thả. Điều này rất quan trọng vì thông qua đánh giá mức độ xuống cấp để quyết định loại vật liệu, vị trí lắp khung xương, xử lý các đường nứt, rò rỉ, ngấm nước,… đảm bảo an toàn khi thi công cũng như quá trình sử dụng.
  • Có sự tìm hiểu, nắm được cơ bản kỹ thuật thi công trần thả. Trường hợp giao toàn bộ cho phía đơn vị thi công nhưng chủ đầu tư cũng cần phải biết để giám sát, đánh giá chất lượng sau hoàn thành.
  • Tìm kiếm, lựa chọn nguồn vật liệu, vật tư chất lượng để công trình có được độ bền – đẹp theo thời gian, cải thiện thẩm mỹ không gian hiệu quả.

Đặc biệt, từ cách làm trần nhựa đơn giản đến những cách lắp trần nhựa phức tạp hơn đều phải tuân thủ về khoảng cách chiều cao trần. Trần cao tạo độ thoáng, trần thấp khiến không gian ngột ngạt, không đảm bảo công năng cách nhiệt, chống nóng. Vậy chiều cao trần trong tổng thể được tính toán như thế nào?

Mẫu trần nhựa thả đẹp, thi công đơn giản

  • Đối với trần nhà công trình nhà ở thông thường: Chiều cao đóng trần thả lý tưởng là từ 3 – 3,4m. Các trần thả 3,6 – 3,8m được gọi là trần cao, còn trần thấp nhất để tiện cho sinh hoạt cũng phải từ 2,6 – 2,8m.
  • Đối với trần thả cho tầng tum: Tầng tum có chiều cao khá thấp nên giới hạn cho phép là từ 2.4 – 2.8m.
  • Đối với trần thả cho căn hộ chung cư: Chiều cao hợp lý từ 2.9 – 3m.
  • Trần thả khu vực phòng khách nên có độ thoáng, từ 3.3 – 3.5m là hợp lý.
  • Trần thả các phòng chức năng khác nên từ 3 – 3.2m

Lưu ý: Những thông số trên không mang tính bắt buộc cho mọi loại công trình, tuy nhiên là cơ sở tham khảo để đảm bảo trần nhà sau hoàn thiện không ảnh hưởng đến công năng của tổng thể. Trần nhà rất quan trọng trong việc hình thành không gian sống thoải mái, thoáng đãng.

Các loại vật tư hỗ trợ thi công trần nhựa thả

Một trong các cách đóng trần nổi luôn chính xác, nhanh chóng, tiện lợi chính là chuẩn bị đầy đủ các loại vật tư hỗ trợ. Việc thiếu bất kỳ loại vật tư nào cũng có thể khiến cho quá trình thi công bị gián đoạn hoặc không đảm bảo sự chắc chắn về mặt kết cấu.

Thi công trần nhựa thả cần chuẩn bị những vật tư gì? Dưới đây là bảng thống kê.

Nhóm các vật tư chính
  • Kim loại làm khung xương: là hệ khung lắp vào trần nhà, dùng để ghép các tấm trần thả, theo dạng phân chia thành các ô. Bao gồm: thanh xương chính, thanh xương phụ, thanh V.
  • Tấm trần thả nhựa: Các tấm kích thước 60×60 hoặc 60×120; có màu sắc, hoa văn theo tùy chọn.
Nhóm vật tư phụ
  • Bao gồm: ty ren, đinh, nở, tăng đơ, vít,…
  • Mục đích: liên kết, cố định khung xương với tường và tấm nối, giữ thăng bằng, cân đối cho trần nhà. 
Nhóm thiết bị hỗ trợ
  • Thang đứng, giàn giáo.
  • Tùy vào độ cao của trần để lựa chọn thiết bị hỗ trợ phù hợp, đảm bảo an toàn khi thi công và thuận tiện cho các thao tác.

Hướng dẫn chi tiết cách đóng la phông trần thả        

Cách đóng trần nhựa thả về cơ bản trải qua quy trình 8 bước, áp dụng tương tự đối với cách đóng la phông nói chung hay cách đóng la phông nhựa dài, nhựa tấm đa dạng kích thước. 

Chi tiết cách làm trần thả được tiến hành theo hướng dẫn dưới đây.

Mẫu la phông trần thả đẹp cho căn phòng của bạn

Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng, điều kiện và vật tư thi công

Bước này chuẩn bị dựa theo các nguyên tắc và nhóm vật tư được gợi ý ở trên. Lưu ý, mặt bằng thi công rất quan trọng, cần kiểm tra và khắc phục các vấn đề về mái, đường ống, đường điện trước khi thi công. Mục đích là để trần nhà có thể che chắn, tăng thẩm mỹ; thứ hai là hạn chế các sự cố phát sinh cần phải tháo trần để sửa chữa.

Bên cạnh đó, đo đạc để tính toán số lượng vật tư cần dùng. Các tấm trần thả, tấm ốp trần nhựa có thể ở dạng kích thước tiêu chuẩn hoặc các dạng khác như hình tròn, bán nguyệt, tam giác,… (theo bản thiết kế). Ước lượng diện tích để quy ra con số vật tư, số lượng tấm, số lượng đinh vít, số lượng nẹp,… Từ đó lên danh sách chi tiết, dự trù kinh phí thực hiện.

Bước 2: Đo đạc, xác định vị trí lắp trần

Vị trí lắp đặt khung khi thi công trần thả nên đảm bảo tiêu chuẩn về chiều cao của trần nhà, đồng thời thuận tiện khi cố định, không làm ảnh hưởng đến các hạng mục khác hay gây bất tiện trong quá trình sử dụng.

Khung xương trần nhựa thả nên cách mái tôn ít nhất 1,5m và cách mái bê tông ít nhất 0,5m. Đây là khoảng cách đủ để tạo ra khoảng trống cho không khí lưu thông, trần mới có hiệu quả cách nhiệt, cách âm tốt nhất. 

Đo đạc, xác định vị trí đóng trần nhựa thả

Bước 3: Tiến hành cố định các thanh viền tường

Thanh viền tường sẽ được cố định bằng khoan hoặc búa đóng đinh tùy theo loại tường, lựa chọn phương pháp không gây nứt vỡ hay mất thẩm mỹ. Mỗi lỗ đinh có khoảng cách không quá 30cm là tốt nhất.

Khi đã cố định thanh viền tường thì tiến hành lắp ghép khung xương. 

  • Các xương cách nhau ít nhất 80cm, nhiều nhất là 100cm. 
  • Xương ngang cách nhau từ 2 – 3m
  • Thi công theo hướng từ mái xuống mặt trần.

Bước 4: Phân chia các ô để lắp tấm trần nhựa thả

Dựa trên diện tích trần và kích thước các tấm trần nhựa thả để phân chia ô hợp lý, hạn chế việc cắt gọt tấm trần, chia nhỏ các ô quá nhiều.

Bước 5: Thi công điểm ty treo trần

Ty treo trần là chi tiết dùng để liên kết khung xương trần thả với các thành phần cố định của công trình, mục đích tăng độ chắc chắn, chống lại các tác động từ thời tiết, điều kiện tự nhiên. Trần nhà được gia cố tốt hơn, hạn chế tình trạng bung, sập,…

  • Các điểm ty treo trần trên thanh chính cách nhau tối đa 120cm
  • Khoảng cách từ tường/vách đến móc thanh chính đầu tiên tối đa là 61cm
  • Ty treo trần có thể nối trực tiếp với xà gồ bằng phát 2 lỗ đối với mái tôn hoặc khoan trực tiếp nếu là trần bê tông.

Mẫu trần nhựa thả đẹp, đơn giản

Bước 6: Lắp các khung thanh chính phụ

Hai thanh chính cách nhau tối đa 122cm và hai thanh phụ cách nhau không quá 61cm.

Bước 7: Căn chỉnh, cân đối khung xương hoàn chỉnh

Sau khi tiến hành lắp ghép, kết nối theo quy trình trên, đây là bước để kiểm tra lại hệ khung xương xem đã bằng phẳng, chắc chắn, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật hay chưa. Có thể dùng thước hoặc các thiết bị chuyên dụng để kiểm tra, mang lại độ chính xác cao hơn.

Bước 8: Lắp các tấm trần nhựa thả

Theo khung và các ô đã được phân chia, lần lượt ghép những tấm trần nhựa thả vào đúng vị trí. Dùng đinh vít hoặc dây thép để cố định. Các hèm khóa phải ăn khớp với nhau thì trần nhà mới đẹp và có độ chắc chắn cao.

Cách thi công trần nhựa nói chung và cách đóng trần nhựa thả nói riêng có thể thi công, hoàn thiện chỉ trong thời gian ngắn, không tốn quá nhiều chi phí cho nhân công. Tuy nhiên, vẫn cần chọn những người kinh nghiệm để đảm bảo đúng tiêu chuẩn của trần nhà, hạn chế những phát sinh gây bất tiện trong quá trình sử dụng.