Báo giá các loại tấm ốp trần nhựa nhà giá rẻ

Báo giá các loại tấm ốp trần nhựa nhà giá rẻ

Ốp trần nhựa được nhiều người lựa chọn vì sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật về độ bền, tính thẩm mỹ và thi công tiện lợi. Mẫu trần này có đa dạng lựa chọn ở các phân khúc giá. 

So với phương pháp đổ bê tông hay sử dụng trần ốp gỗ tự nhiên, ốp đá cao cấp thì trần nhựa vẫn có được vẻ đẹp và sức hút riêng của mình. Trần nhà bằng nhựa đang dần trở thành xu hướng trong thiết kế và thi công nội thất hiện đại. 

Trên thị trường có rất nhiều loại tấm trần nhựa với mẫu mã, kiểu dáng và kích thước khác nhau, phù hợp với từng loại trần, điều kiện cũng như tính chất thi công. Điều mà khách hàng quan tâm là giá các loại trần nhà bằng nhựa như thế nào, nên loại tấm nhựa nào để ốp trần và kỹ thuật ốp trần sao cho bền – đẹp.

Mọi thông tin chi tiết về tấm nhựa trần nhà sẽ có trong bài viết bên dưới.

Trần nhựa và các đặc tính cần biết

Trần nhựa là gì? Đây là khái niệm dùng để chỉ những kiểu trần nhà sử dụng vật liệu trang trí làm từ nhựa PVC để hoàn thiện. Các tấm nhựa trần nhà nhờ vào những thành phần được gắn kết chặt chẽ tạo nên độ bền, chắc khi lắp đặt và được sản xuất với bề mặt nhiều màu sắc, họa tiết, mang lại tính thẩm mỹ cao.

Sở dĩ trần nhựa phát triển và được ưa chuộng, ứng dụng rộng rãi như vậy là nhờ vào sự vượt trội ở nhiều đặc điểm; nếu đem so sánh với vật liệu trang trí đắt tiền thì là lựa chọn thay thế hoàn hảo, đáp ứng được nhiều tiêu chí cùng lúc.

Báo giá tấm ốp trần nhà nhựa-1

Nếu như trước đây, khách hàng thường không mấy thiện cảm với các sản phẩm làm từ nhựa vì cho rằng chúng là vật liệu rẻ tiền, dễ giòn, gãy hoặc tạo hình không mấy bắt mắt, nhanh cũ,… thì bằng công nghệ sản xuất hiện đại, các tấm nhựa trần nhà đã khắc phục, xóa bỏ mọi định kiến cũ.

Các nhà sản xuất không ngừng cập nhật xu hướng, mục đích là đưa tấm trần nhựa PVC trở thành vật liệu thay thế hàng đầu hiện nay, vì vậy không chỉ chất lượng và ngay cả về phần nhìn cũng có nhiều khác biệt.   

Những ưu điểm nổi bật của trần nhà bằng nhựa

  • Khả năng chống nắng, chống nóng tốt cho công trình, lên đến 95%.
  • Bền bỉ với thời gian, hạn chế tối đa tình trạng mối mọt, ẩm mốc
  • Có tính chịu nước, chống cháy tốt
  • Cách âm, giảm tiếng ồn khá cao
  • Bề mặt thuận tiện cho việc vệ sinh
  • Các dòng sản phẩm đáp ứng được đa dạng phong cách kiến trúc
  • Tối ưu chi phí vật tư và thi công, phù hợp với kinh tế người Việt

Báo giá tấm ốp trần nhà nhựa-2

Một số hạn chế của trần nhà bằng nhựa

  • Nhìn chung, trần nhựa đã có nhiều thay đổi về mặt thẩm mỹ, kỹ thuật sản xuất đem lại sự sắc sảo tinh tế hơn nhưng khách hàng phải chọn mua đúng loại tấm trần nhựa chất lượng, thuộc các thương hiệu uy tín. Nếu không, những loại trần nhựa kém chất lượng sẽ nhanh bị phai màu, nhìn rất giả.
  • Dù có độ bền cao nhưng để trần nhựa luôn mới và đẹp thì cần vệ sinh định kỳ, hạn chế tình trạng bám bụi.

Các loại trần nhựa PVC được yêu thích hiện nay

Phải có đến gần 10 loại trần nhựa PVC trên thị trường. Nếu ai có nhu cầu tìm kiếm trần nhựa đẹp giá rẻ nhất thì có thể hoàn toàn yên tâm, dưới đây là rất nhiều gợi ý vừa vặn với túi tiền.

  • Tấm trần nhựa giả gỗ: Đây là loại trần nhà nhựa được yêu thích bậc nhất. Các tấm nhựa trên bề mặt phủ một lớp vân gỗ rất giống thật, hoặc dạng màu nâu sẫm, vàng cam của gỗ tự nhiên,… có thể ở dạng tấm lớn hoặc lam sóng.
  • Tấm trần nhựa giả đá: Tương tự như tấm giả gỗ, bề mặt sẽ có các hoa văn dạng vân đá. Nếu nhìn từ xa vẫn có độ bóng và rất khó nhận ra được làm từ các tấm nhựa. Có thể dùng thêm phào chỉ nẹp trang trí, phù hợp với các phong cách sang trọng, cổ điển, tân cổ điển.
  • Tấm trần nhựa in 3D: Hình ảnh được in sống động, sắc nét, tạo hiệu ứng đa chiều cho không gian. Thường sử dụng cho các khu vui chơi, hoặc những điểm nhấn nhỏ.
  • Tấm trần nhựa trơn: Sự lựa chọn an toàn và cơ bản nhất, dành cho các công trình đơn giản, thích sự nhẹ nhàng.
  • Tấm trần nhựa hoa văn: Các hoa văn được in dạng nhũ, lấp lánh, bắt sáng rất tốt. So với tấm trần nhựa trơn thì tấm hoa văn giúp không gian sáng sủa, thu hút hơn.

Báo giá tấm ốp trần nhà nhựa-3

Ngoài ra, còn có các mẫu tấm trần nhựa theo chức năng của từng khu vực lắp đặt, ví dụ tấm trần nhựa dùng cho văn phòng, phòng họp, phòng bếp, phòng khách,… Hoặc được phân theo nguồn vật liệu như tấm trần nhựa PVC, trần nhựa PS, trần nhựa PE,… 

Trong số các loại kể trên thì tấm trần nhựa giả gỗ được ứng dụng nhiều nhất ở các công trình nhà ở hiện đại, còn tấm trần nhựa hoa văn đang là xu hướng của nhà ở nông thôn.

Báo giá các loại tấm ốp trần nhựa nhà

Loại tấm trần nhựa

Kích thước

(Dài x Rộng x Dày)

Đơn giá 

(VNĐ)

Đơn giá thi công

(VNĐ)

Tấm trần nhựa PVC giả gỗ 2440 x 1220 x 3mm 300.000/tấm

350.000/m2

Tấm trần nhựa PVC giả gỗ Nano

2900 x 600 x 3mm 150.000/md 450.000/m2
2900 x 400 x 3,5mm 170.000/md

550.000/m2

2900 x 300 x 3,5mm

135.000/md 500.000/m2
Tấm trần nhựa giả gỗ lam sóng  2900 x 180mm (3 sóng)

94.000/md

400.000/m2

2900 x 158mm (4 sóng)

170.000/md

650.000/m2

2900 x 150mm (5 sóng)

100.000/md 450.000/m2
Tấm trần nhựa trơn/hoa văn 600 x 600 mm 50.000/tấm

300.000/m2

Tấm trần nhựa giả đá

1200 x 2400 x 3mm 270.000 – 300.000/tấm

380.000 – 450.000/m2

Các kiểu thi công trần nhà bằng nhựa và đặc điểm

Trần nhựa hiện nay được thi công bởi nhiều kỹ thuật khác nhau, điều này phụ thuộc vào thiết kế mà chủ nhà mong muốn. Mỗi kiểu trần nhà đều có những ưu – nhược điểm khi xét về mặt công năng lẫn thẩm mỹ.

Có 02 kiểu trần nhà nhựa thường gặp nhất ở các công trình hiện nay là dạng trần nhựa thả (trần phẳng) và trần nhựa giật cấp. Chúng đều sử dụng các tấm nhựa trần nhà ghép nối với nhau nhưng khác biệt về kỹ thuật thực hiện. Ngoài ra, còn có các dạng khác để khách hàng lựa chọn.

Trần nhà nhựa thả

Trần thả là kiểu trần có thiết kế lộ một phần khung xương ra ngoài. Kiểu trần này che được những phần như ống máy lạnh, đường dây điện ở phía bên trên. Thợ sau khi lắp đặt được phần khung thì thả các tấm trần nhựa lên phần khung đó để hoàn thiện.

Báo giá tấm ốp trần nhà nhựa-4

Ưu điểm

  • Thi công đơn giản, nhanh chóng
  • Không bị biến độ khi gặp nhiệt độ
  • Hạn chế tình trạng cong, vênh
  • Tạo khoảng trống giúp không khí lưu thông, cách nhiệt tốt.

Nhược điểm

  • Khó trong việc thay đổi mẫu, chỉ sử dụng các tấm theo kích thước cố định nếu muốn thay thế
  • Nếu sử dụng tấm trần nhựa quá nhỏ thì cảm giác sẽ không đẹp mắt, giống như trần nhà bị chia nhỏ ra, nhìn khá thô.

Trần nhà nhựa giật cấp

Trần giật cấp hay còn được gọi là trần chìm. Việc thi công loại trần nhựa này sẽ khó hơn so với loại trần phẳng, tùy vào sở thích mà có thể lựa chọn giật 1 cấp, 2 cấp hay 3 cấp. Nghĩa là các tấm trần nhựa sẽ được ghép nối phân tầng, chuyển tiếp với nhau chứ không hoàn toàn nằm trên cùng 1 mặt phẳng.

Báo giá tấm ốp trần nhà nhựa-5

Ưu điểm:

  • Khả năng cách nhiệt, cách âm cực kỳ tốt
  • Tăng tính thẩm mỹ, có thể kết hợp với nhiều chi tiết trang trí
  • Không gian có chiều sâu, trông rộng và thoáng hơn

Nhược điểm

  • Trần nhà phải đáp ứng được chiều cao đủ để thi công
  • Tốn nhiều chi phí vật tư và nhân công hơn
  • Các đường gờ cần được vệ sinh thường xuyên.

Chi tiết quy trình thi công trần nhà nhựa chuẩn nhất

Quy trình thi công trần nhựa bao gồm 8 bước sau đây.

Bước 1: Đo đạc kích thước trần nhà, lên phương án vật tư và bản thiết kế. Càng lên kế hoạch chi tiết, khách hàng sẽ càng dễ quản lý được chi phí.

Bước 2: Xác định vị trí thi công. Khoảng cách tối thiểu giữa trần nhựa và đỉnh mái là từ 0,5 – 1,5m, tùy vào loại mái trước đó là mái tôn hay mái bê tông. Cần đảm bảo khoảng cách để trần thi công đúng kỹ thuật, có hiệu quả trong việc cách âm, cách nhiệt.

Bước 3: Dùng khoan để cố định thanh viền tường, khoảng cách tối đa giữa các xương là 100cm, tối thiểu 80cm.

Báo giá tấm ốp trần nhà nhựa-6

Bước 4: Phân chia vị trí của các tấm nhựa trần nhà (tùy thuộc vào kích thước các tâm)

Bước 5: Xác định vị trí của điểm ty treo trần

Bước 6: Lắp đặt hệ khung và điều chỉnh sao cho cân đối

Bước 7: Tiến hành lắp các tấm nhựa

Bước 8: Kiểm tra, hoàn thiện công trình.

Ứng dụng tấm nhựa trần nhà mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng, là loại vật liệu đáng để cân nhắc trong phân khúc tài chính không quá cao.