Thi công sàn gỗ công nghiệp trọn gói từ A đến Z

Thi công sàn gỗ công nghiệp trọn gói từ A đến Z

Thi công sàn gỗ công nghiệp cần tuân theo những nguyên tắc kỹ thuật nào? Dịch vụ thi công trọn gói hiện nay có giá bao nhiêu?

Sàn gỗ công nghiệp được đánh giá là sự lựa chọn yêu thích của số đông khách hàng hiện nay. Loại sàn này mang vẻ đẹp thời thượng, cao cấp, có tính ứng dụng rất cao, phù hợp với tính chất công trình và phong cách kiến trúc.

Tuy nhiên, để sở hữu một bề mặt sàn hoàn thiện, đẹp, đồng bộ với tổng thể, đòi hỏi không ít tiêu chí, về vật tư lẫn kỹ thuật thi công. Vậy thi công sàn gỗ công nghiệp sao cho đúng? Các đơn vị cung cấp dịch vụ thi công trọn gói liệu có đảm bảo chất lượng và thẩm mỹ?

Sàn gỗ công nghiệp là gì? Đặc điểm nổi bật

Sàn gỗ công nghiệp là loại sàn được thi công từ các tấm lót sàn làm bằng gỗ công nghiệp. Loại gỗ này được cho là sự thay thế hoàn hảo, khắc phục được nhiều hạn chế của lót sàn gỗ tự nhiên.

Các tấm lót sàn gỗ công nghiệp được sản xuất theo công nghệ hiện đại, với thành phần chính là bột gỗ, hạt nhựa, phụ gia và các chất kết dính. Chúng thường gồm nhiều lớp có độ liên kết cao, vừa bền chắc vừa có bề mặt mang tính thẩm mỹ cao.

Sàn gỗ công nghiệp

Do đó, sàn gỗ công nghiệp sở hữu khá nhiều ưu điểm nổi bật:

  • Sàn gỗ công nghiệp có nhiều lựa chọn về tông màu, bề mặt vân gỗ sắc sảo, độ chân thực cao, không thua kém gì gỗ tự nhiên.
  • Khả năng chống nước, chống ẩm tốt, giữ cho bề mặt sàn luôn khô thoáng, an toàn.
  • Ngăn chặn nguy cơ mối mọt, bền màu theo thời gian
  • Nâng tầm thẩm mỹ cho không gian, dẫn đầu xu thế các loạt vật liệu mới.
  • Giá vật tư vừa vặn túi tiền, rẻ hơn nhiều so với gỗ tự nhiên.
  • Quá trình thi công, lắp đặt nhanh chóng; dễ dàng bảo trì.

>>> Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều dòng sản phẩm lót sàn làm từ vật liệu thay thế như nhựa, xi măng, bê tông nhựa,… Sàn gỗ công nghiệp là sản phẩm đời đầu nhưng đến nay vẫn nằm trong top vật liệu ưu việt.

Thi công sàn gỗ công nghiệp trọn gói có giá bao nhiêu?

Thi công sàn gỗ nói chung, sàn gỗ công nghiệp nói riêng dù không quá phức tạp nhưng luôn cần đến sự hỗ trợ của đội thợ có kinh nghiệm. Việc tự mình lắp sàn gỗ dễ phát sinh các rủi ro về mặt kỹ thuật, dẫn đến mặt sàn sau hoàn thiện không đảm bảo tính thẩm mỹ, nhanh hỏng và gây bất tiện rất lớn cho gia chủ.

Chính vì vậy, sử dụng dịch vụ thi công lát sàn gỗ với các gói từ A-Z sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian, công sức và một khoản chi phí đáng kể; đặc biệt với một loại vật liệu như gỗ công nghiệp, cần có kiến thức về chuyên môn, am hiểu sản phẩm. 

 Sử dụng sàn gỗ trong phòng sẽ tăng tính thẩm mỹ cho căn phòng của bạn

Thi công sàn gỗ công nghiệp trọn gói thường sẽ bao gồm phạm vi công việc từ lúc bắt đầu đến khi hoàn thiện và bàn giao. Cụ thể:

  • Khảo sát, đo đạc mặt sàn thi công.
  • Lựa chọn vật tư, phụ kiện thi công.
  • Vận chuyển vật tư
  • Thi công lắp đặt
  • Hoàn thiện, kiểm tra chất lượng và bàn giao.

Giá thi công sàn gỗ công nghiệp được quyết định phần lớn bởi giá vật tư, giá phụ kiện và giá nhân công theo thị trường. Theo khảo sát:

  • Giá vật tư dùng để thi công sàn gỗ công nghiệp trọn gói dao động từ 300.000 – 700.000 đồng/m2.
  • Giá nhân công thi công sàn gỗ công nghiệp từ 20.000 – 30.000 đồng/m2
  • Giá phụ kiện khá đa dạng, tùy vào loại, kích thước và chất liệu.

Tính trung bình, giá hoàn thiện trọn gói sẽ từ 600.000 đồng/m2 trở lên.

Quy trình thi công sàn gỗ công nghiệp gồm bao nhiêu bước?

Một quy trình thi công sàn gỗ công nghiệp chuẩn thường trải qua 5 bước. Chi tiết như sau.

Bước 1: Xử lý bề mặt thi công

  • Thông thường, sàn gỗ công nghiệp được chọn để thay thế cho các loại sàn gạch, sàn ván ép, sàn bê tông,… đã cũ, xuống cấp. Vì vậy, cần chuẩn bị bề mặt thật sạch và bằng phẳng.
  • Đảm bảo bề mặt khô trước khi thi công, nếu có bất kỳ sự cố nào cũng nên khắc phục rồi mới thi công sàn gỗ công nghiệp.

Thi công sàn gỗ công nghiệp

Bước 2: Trải lớp xốp lót sàn gỗ công nghiệp

  • Đây là loại xốp chuyên dụng cho sàn gỗ công nghiệp, mục đích để tăng độ bền tấm lót sàn, hạn chế phát ra tiếng động khi di chuyển, bề mặt êm ái hơn.
  • Lớp xốp này cũng phải được trải thật căng và phẳng, giữa các lớp liền kề phải cố định với nhau nhưng tuyệt đối không để các tấm xốp chồng lên nhau.

Bước 3: Thi công tấm lót sàn gỗ công nghiệp

  • Đặt các tấm lót sàn gỗ công nghiệp theo đúng vị trí và nguyên tắc.
  • Có thể chọn kiểu thi công xương cá hoặc so le.
  • Đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa chân tường và mép là 8mm.

Bước 4: Lắp đặt phụ kiện sàn gỗ công nghiệp

  • Sử dụng các đường nẹp, phào chỉ để tăng độ chắc chắn cho mặt sàn cũng như cải thiện thẩm mỹ.
  • Bước này cần kiểm tra và xử lý hết mọi khe hở trên mặt sàn.

Bước 5: Hoàn thiện

  • Hút sạch bụi bẩn và rác trên mặt sàn
  • Lau sàn nhà bằng khăn ẩm, tránh tiếp xúc vật sắc nhọn.

Sàn gỗ công nghiệp sau khi đã thi công

Lưu ý gì thi công sàn gỗ công nghiệp trọn gói

Mặc dù sử dụng dịch vụ trọn gói nhưng để thi công sàn gỗ công nghiệp đạt chất lượng tốt nhất, bạn cũng phải là người nắm rõ về quy trình, một số tiêu chuẩn kỹ thuật và biết cách lựa chọn loại vật tư, phụ kiện phù hợp.

Thứ nhất, chọn tấm lót sàn gỗ công nghiệp có nguồn gốc rõ ràng

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sàn gỗ công nghiệp, với xuất xứ, mẫu mã và giá thành khác nhau. Mỗi loại đều có những ưu điểm – hạn chế riêng. Việc lựa chọn tấm lót sàn cần phù hợp khả năng tài chính nhưng cũng cần có thương hiệu, xuất xứ cụ thể.

Một số thương hiệu sàn gỗ công nghiệp theo xuất xứ phổ biến hiện nay:

  • Sàn gỗ công nghiệp Việt Nam: Charmwood, Kosmos, Savi, Glomax, NewSky, Pago, Jawa,… 
  • Sàn gỗ công nghiệp Thái Lan: ThaiRoyal, Thaixin, Leowood, ThaiViet,…
  • Sàn gỗ công nghiệp Hàn Quốc: Hansol, FloorArt, Dongwha, Vasaco,…
  • Sàn gỗ công nghiệp Trung Quốc: Wilson,RedSun, Eurohome,… 
  • Sàn gỗ công nghiệp châu Âu: Kaindl, Pergo, Kronopol, Egger, Kronotex, Quick Step,…

Bạn có thể tự mình tìm kiếm vật tư hoặc liên hệ bên thi công để hỏi và đặt hàng.

Các loại sàn gỗ công nghiệp

Thứ hai, xem xét các tiêu chí đánh giá sàn gỗ công nghiệp

Muốn biết chất lượng của tấm lót sàn gỗ công nghiệp, hoặc kiểm tra xem có phải là hàng chính hãng hay không, bạn nên lưu ý đến 8 tiêu chí sau:

  • Loại cốt gỗ sử dụng. Những loại nên chọn là HDF, MDF và MFC.
  • Lớp giấy màu vân gỗ. Đây là lớp quyết định phần lớn đến thẩm mỹ của mặt sàn sau hoàn thiện. Hoa văn phải sắc nét, chân thực, màu sắc rõ ràng, thể hiện rõ tông đậm – nhạt.
  • Chỉ số AC chống trầy xước. Các chỉ số từ mức 1 – 5 sẽ tương ứng với các đặc điểm kỹ thuật, tính chất công trình khác nhau.
  • Thiết kế hèm khóa của tấm lót sàn. Tiêu chí này sẽ quyết định xem quá trình thi công diễn ra đơn giản hay phức tạp, bề mặt sàn có bằng phẳng, kiên cố hay không.
  • Độ dày của tấm lót sàn gỗ công nghiệp. Các độ dày thường thấy là 12mm, 10mm và 8mm.
  • Mức độ thân thiện với môi trường. Tính an toàn của các loại vật liệu hiện nay rất được quan tâm, lựa chọn lót sàn nên là vật liệu không gây hai đến sức khỏe con người và môi trường tự nhiên.

Thực chất, phía bên thi công sẽ đưa ra khá nhiều lựa chọn cho khách hàng. Nhưng trên tư cách là một khách hàng thông thái, bạn cần nắm rõ tiêu chí cơ bản để đánh giá vật tư. Điều này cũng sẽ giúp công trình sau khi hoàn thiện sẽ đáp ứng nhu cầu sử dụng tốt hơn.

Thứ ba, lựa chọn phụ kiện phù hợp với tổng thể

Phụ kiện là một yếu tố rất nhỏ đối với thi công sàn gỗ công nghiệp nhưng lại có ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ. Việc chọn len tường, phào chỉ như thế nào rất quan trọng. Trước hết chúng phải có màu sắc đồng bộ với sàn nhà và thiết kế chung; thứ hai, có hiệu quả trong việc gia cố mặt sàn.

Một số trường hợp cần xem xét có cần thiết phải sử dụng phụ kiện hay không.

Các loại sàn gỗ công nghiệp

Thứ tư, chọn lọc đơn vị thi công chuyên nghiệp

Bên cung cấp dịch vụ thi công sàn gỗ công nghiệp sẽ là người đồng hành từ lúc bắt đầu đến khi hoàn thiện. Do đó, những đơn vị này nắm giữ hơn 70% chất lượng sàn nhà. Mặc dù không ít bên có chính sách tốt nhưng cần ưu tiên những nơi có kinh nghiệm, đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và nhóm thợ lành nghề.

Ngoài ra, chọn những đơn vị gần công trình sẽ giúp giảm bớt chi phí vận chuyển, dễ dàng xử lý khi có sự cố phát sinh.

Thứ năm, nhận biết một số lỗi phổ biến của sàn gỗ công nghiệp

Sau khi thi công, sàn gỗ công nghiệp nếu bị lỗi sẽ thường gặp các tình huống sau:

  • Bề mặt sàn bị phồng: Nguyên nhân có thể do không chừa đủ khoảng cách cho sự giãn nở của tấm lót sàn.
  • Các khớp hèm khóa bị hở: Hoặc là do lỗi sản xuất, hoặc do lỗi nhiệt độ hoặc kỹ thi công không đảm bảo.
  • Bề mặt sàn phát ra tiếng khi di chuyển: Tình trạng này có thể giảm dần sau thời gian sử dụng.

Nếu gặp phải các tình huống trên, cần chủ động trao đổi để tìm cách khắc phục càng sớm càng tốt.

Thi công sàn gỗ công nghiệp là kỹ thuật quan trọng đối với mức độ hoàn thiện của nội thất. Vì vậy nên tự mình trang bị kiến thức và lựa chọn đối tác uy tín để thực hiện.