Tự thi công tấm ốp nhựa: Hướng dẫn chi tiết cho người mới bắt đầu

tu thi cong tam op nhua 2

Kỹ thuật thi công tấm ốp nhựa không quá phức tạp và hoàn toàn có thể tự thực hiện nếu nắm vững quy trình cùng những nguyên tắc cơ bản.

Các loại tấm ốp nhựa hiện nay được ứng dụng rất phổ biến, trong đó nổi bật nhất chính là ốp tường, ốp trần để cải thiện thẩm mỹ, chất lượng không gian sinh hoạt. Nhiều người lựa chọn tấm ốp nhựa cũng chính bởi giá thành hợp lý và chi phí thi công khá tiết kiệm.

Đặc biệt, bạn hoàn toàn có thể tự làm nếu quy mô công trình không quá lớn hay phức tạp, tối ưu đáng kể cho bài toán kinh tế. Vậy thi công tấm ốp nhựa như thế nào? Sau đây là hướng dẫn chi tiết.

Giai đoạn 1: Chuẩn bị thi công tấm ốp nhựa

Giai đoạn chuẩn bị cho việc thi công tấm ốp nhựa khá quan trọng. Đây là bước chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng những vật tư, phụ kiện và mặt bằng để tiến hành lắp đặt các tấm ốp.

Tự thi công tấm ốp nhựa-1

Bước 1: Lên kế hoạch chi tiết vật tư, phụ kiện

  • Đo đạc phần diện tích cần thi công
  • Xác định loại tấm ốp nhựa sử dụng, kích thước bao nhiêu, tương ứng với số lượng như thế nào để đủ cho việc thi công.
  • Chuẩn bị sẵn các loại phụ kiện cần thiết: ke góc, ke ngang, ke dọc, ke tản nhiệt, ốc vít, kẹp nhựa, dụng cụ khoan, cắt, đinh vít,…

Bước 2: Kiểm tra, chuẩn bị mặt bằng thi công

  • Bề mặt thi công phải được làm sạch, kiểm tra kỹ có phát sinh bất kỳ vấn đề nào hay không.
  • Nếu trường hợp có hiện tượng xuống cấp, nứt gãy hay gồ ghề thì bắt buộc phải xử lý trước khi thi công.

Tự thi công tấm ốp nhựa-2

Giai đoạn 2: Lắp đặt các tấm ốp nhựa

Hiện nay, thi công tấm nhựa ốp tường có 2 kiểu, tương ứng với 2 đặc thù của mặt bằng thi công. Mỗi kiểu sẽ có phương pháp thực hiện và độ khó khác nhau.

Trường hợp 1: Thi công tấm ốp nhựa trực tiếp vào tường

Đối với trường hợp này, việc thi công khá đơn giản nhưng lại đòi hỏi bước chuẩn bị mặt bằng phải thật sự tốt. Khi đã có mặt bằng sạch sẽ, bằng phẳng và khô ráo thì tiến hành theo những bước sau.

Tự thi công tấm ốp nhựa-3

Bước 1: Đặt tấm ốp nhựa đầu tiên theo kích thước đã đo đạc, căn chỉnh thật chuẩn.

  • Nguyên tắc lắp đặt với các tấm đầu tiên là theo trục đứng, lần lượt từ dưới lên trên cho hết các tấm. 
  • Cố định bằng keo chuyên dụng hoặc đinh.

Bước 2: Lắp đặt các tấm ốp tiếp theo. 

  • Để tấm ốp theo phương nghiêng 30 độ, đưa hèm dương vào hết hèm âm của tấm trước đó. Gõ đều bằng búa cao su để các khớp nối được chắc chắn.
  • Cứ thế thực hiện lần lượt cho đến tấm cuối cùng.

Trường hợp 2: Thi công tấm ốp nhựa gián tiếp trên hệ khung sắt hộp

Trường hợp áp dụng đối với bề mặt thi công không bằng phẳng, có nhiều vật cản hoặc kết cấu không cho phép. 

Tự thi công tấm ốp nhựa-4

Bước 1: Hàn bắt khung sắt

  • Cố định khung vào mặt bằng cần thi công. 
  • Hệ khung phải được đo đạc, lắp đặt thật chuẩn, kiểm tra liên tục bằng thước khi cố định.
  • Quấn băng dính cách điện vào khung sắt trước khi lắp tấm ốp nhựa.

Bước 2: Lắp các tấm ốp nhựa

  • Bước này thực hiện tương tự như khi lắp đặt tấm ốp nhựa trực tiếp vào tường, sử dụng đinh vít để cố định trên khung sắt.
  • Lưu ý việc lắp các tấm nhựa phải tính đến độ giãn nở khi nhiệt độ thay đổi

Giai đoạn 3: Hoàn thiện và nghiệm thu

Sau khi hoàn thành việc lắp đặt các tấm ốp, có thể bố trí thêm những phụ kiện trang trí như nẹp, phào chỉ để tăng thêm tính thẩm mỹ cho không gian.

Tự thi công tấm ốp nhựa-5

Giai đoạn này phải có sự kiểm tra kỹ lưỡng, đối chiếu với bản vẽ ban đầu để đánh giá chất lượng. Mọi sai sót cần có phương án khắc phục kịp thời, tránh những phát sinh không mong muốn về sau.

Tiêu chí đánh giá thi công tấm ốp nhựa:

  • Bề mặt được dọn dẹp sạch sẽ, không có dấu hiệu bong tróc, nứt gãy.
  • Các vị trí khớp nối chính xác, không bị hở; khoảng cách cho phép dưới 0,02mm
  • Không có dấu hiệu lem/dính keo trên các tấm ốp.

Đánh giá

Như vậy, với các hướng dẫn thi công tấm ốp nhựa kể trên, bạn có thể tự làm theo khả năng hoặc nhờ đến sự hỗ trợ từ đội thợ uy tín. Lời khuyên là với những công trình có quy mô lớn, bản thân cũng chưa có nhiều kinh nghiệm thì sử dụng dịch vụ vẫn tốt hơn.

Tuy nhiên, bạn cần nắm vững quy trình để theo dõi, điều chỉnh kịp thời; đảm bảo sau hoàn thiện, công trình đạt được tiêu chí mong muốn.