Lót sàn gác lửng là một trong những hạng mục yêu cầu cao về kỹ thuật, cần sử dụng ván lót sàn chịu lực để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.
Gác lửng là phương án thường thấy dùng để mở rộng diện tích sử dụng nhưng không tốn quá nhiều chi phí, phù hợp với các không gian nhỏ hẹp. Tuy nhiên, thiết kế gác lửng lại đặt ra khá nhiều yêu cầu “khó nhằn”, đặc biệt là đối với thi công mặt sàn.
Hiện nay, ván lót sàn chịu lực là vật liệu chuyên dùng để làm sàn gác lửng. Tuy nhiên, tấm chịu lực này cũng có rất nhiều lựa chọn khác nhau. Đâu mới thực sự là lựa chọn tối ưu nhất trong số các loại ván lót sàn gác lửng? Cùng bài viết lần này tìm hiểu chi tiết hơn.
Tiêu chí lựa chọn ván lót sàn gác lửng là gì?
Ván lót sàn gác lửng hay tấm lót sàn gác lửng là cách gọi chung dành cho những loại ván lót sàn có khả năng nâng đỡ tốt, ổn định khi có ngoại lực tác động; chuyên dùng để thi công cho gác lửng. Những tấm vật liệu này có kích thước, cấu tạo phù hợp với các yêu cầu về mặt kỹ thuật của sàn gác lửng.
Gác lửng là một phần bổ sung vào không gian sẵn có, không chiếm toàn bộ mà chỉ một phần nhỏ so với diện tích mặt sàn. Khu vực này nhỏ nhưng lại đa công năng. Chính vì vậy, khi lựa chọn vật liệu thi công, cần đảm bảo độ bền, chắc và tính ứng dụng của gác lửng.
Thứ nhất, ván lót sàn gác lửng phải có trọng lượng nhẹ, dễ dàng vận chuyển và thi công
Phần trụ đỡ của gác lửng không quá bề thế như đối với toàn bộ công trình, do đó, yêu cầu đầu tiên phải là sự gọn, nhẹ, giảm áp lực của phần gác lửng tạo ra. Với các tấm vật liệu như vậy, việc vận chuyển và lắp đặt cũng nhanh chóng, đơn giản hơn.
Thứ hai, ván lót sàn gác lửng cách nhiệt tốt
Phần gác lửng thường có chiều cao không quá lớn, nên hầu như sẽ hấp thụ nhiệt và khá nóng. Vì vậy, vật liệu làm sàn gác lửng nên hạn chế được tình trạng này, tạo cảm giác mát mẻ, thoải mái khi sinh hoạt.
Thứ ba, ván lót sàn gác lửng có khả năng chống nước, chống cháy
Tính năng chống nước đảm bảo an toàn khi di chuyển, hạn chế tình trạng nấm mốc, xuống cấp mặt sàn. Tiêu chí chống cháy nổ cũng khá quan trọng, tránh những rủi ro không đáng có trong quá trình sử dụng.
Thứ tư, ván lót sàn gác lửng tối ưu chi phí đầu tư
Tất nhiên, với bất kỳ hạng mục nào, tài chính cũng luôn là vấn đề được quan tâm. Những vật liệu chất lượng mà lại sở hữu giá tốt, phù hợp khả năng sẽ được ưu tiên cân nhắc.
Thứ năm, ván lót sàn gác lửng có khả năng chịu lực tốt
Đây là tiêu chí vô cùng quan trọng, bắt buộc các vật liệu lót sàn gác lửng phải đáp ứng được. Tiêu chí này đảm bảo gác lửng có được sự kiên cố, chắc chắn, người dùng an tâm đi lại, lắp đặt và kê các loại vật dụng cần thiết.
Có các loại ván lót sàn gác lửng chịu lực nào?
Để phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng hiện nay, dòng sản phẩm ván lót sàn gác lửng được sản xuất đa dạng chủng loại. Dưới đây là các loại vật liệu phổ biến nhất.
Ván lót sàn gác lửng chịu lực làm từ nhựa
Dòng sản phẩm vật liệu thay thế làm từ nhựa đang gần như chiếm sóng thị trường trong thời gian gần đây. Tấm lót sàn gác lửng làm từ nhựa có nhiều lựa chọn, như nhựa PVC hay nhựa Eco, thân thiện với môi trường và có độ bền cao.
Hiện nay, đa số lót sàn chịu lực chuyên dùng để làm sàn gác lửng đều là các sản phẩm từ nhựa. Mỗi tấm có cấu tạo 4 – 5 lớp, đảm bảo liên kết tốt và bề mặt đẹp, sắc nét với dạng vân gỗ, vân đá hoặc các tông màu hiện đại.
Điểm chung của ván lót sàn gác lửng làm từ nhựa chính là trọng lượng rất nhẹ, thi công đơn giản, đáp ứng tốt các yêu cầu về kỹ thuật. Nếu như tấm nhựa PVC có độ bền trong khoảng 10 năm thì những loại sau này được cải tiến đáng kể, kéo dài từ 15 – 20 năm hoặc hơn.
Ván lót sàn gác lửng chịu lực làm bằng gỗ
Gỗ ghép làm gác chất liệu gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp vốn là sự lựa chọn truyền thống ở nhiều công trình. Theo các quan điểm cũ thì gỗ tự nhiên luôn là tốt nhất, sang trọng nhất. Tuy nhiên vì giá thành cao, lại có nguy cơ mối mọt, nhanh xuống cấp thì dòng gỗ công nghiệp được yêu thích hơn.
Khách quan để đánh giá thì sàn gác lửng bằng gỗ tự nhiên dù mang lại vẻ đẹp chân thực nhưng lại không quá tối ưu, các tính năng chống nước, chống cháy dường như không đáp ứng được. Trong khi đó, gỗ công nghiệp lại có thể khắc phục với chi phí thực hiện thấp hơn.
Hiện nay, còn có thêm ván lót sàn gác lửng gỗ Laminate, được đánh giá là vượt trội hơn so với gỗ công nghiệp. Điều này mang đến nhiều lựa chọn hơn cho các khách hàng yêu thích dòng vật liệu làm từ gỗ.
Ván ép lót sàn gác lửng chịu lực
Bản chất của tấm gỗ ép làm sàn là các tấm gỗ mỏng được ghép lại với nhau, thường là từ gỗ cao su, gỗ thông hay xà cừ,… Trên thực tế, ván ép vẫn có tính thẩm mỹ cao, tuy nhiên, khả năng chống nước, chống ẩm mốc hay mối mọt chỉ ở mức tương đối.
Trong quá trình sử dụng, ván ép thường lộ ra các khuyết điểm lớn là dễ bị cong vênh khi có ngoại lực tác động, các lớp gỗ dễ bong nếu điều kiện thời tiết khắc nghiệt, phải thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng.
Ván lót sàn gác lửng chịu lực làm từ tấm xi măng
Tấm xi măng hay còn gọi là tấm Cemboard cũng là loại vật liệu lót sàn chịu lực được ứng dụng khá nhiều trong các công trình hiện nay. Tấm vật liệu này cho thấy nhiều ưu điểm vượt trội:
- Khả năng chống cháy, chống nước hiệu quả
- Trọng lượng nhẹ nhưng chịu lực tốt
- Bề mặt chống nóng, cách âm tốt
- Tuổi thọ cao, lên đến gần 30 năm
Tuy nhiên, tấm xi măng trong quá trình thi công nếu không cẩn thận có thể bị nứt vỡ ở những điểm bắn vít cố định.
Ván lót sàn gác lửng chịu lực làm bằng bê tông nhẹ EPS
Tấm bê tông nhẹ cũng là một những sáng tạo đáng ghi nhận của ngành thi công – thiết kế nội thất. Với thành phần là các hạt xốp, nhựa EPS, xi măng, chất phụ gia,… ván lót sàn dạng này đảm bảo kết cấu chịu lực tốt nhưng trọng lượng chỉ bằng một nửa so với bê tông truyền thống.
Tuy nhiên, loại này yêu cầu kỹ thuật thi công khá phức tạp, dễ để lại các vết nứt trên bề mặt, ảnh hưởng độ bền.
>>> Đánh giá tổng quan:
Trong số các loại ván lót sàn gác lửng chịu lực kể trên, hầu hết mọi vật liệu đều đảm bảo được kết cấu chắc chắn, giảm được tải trọng cho toàn bộ công trình. Nhưng để nói về tính ưu việt thì các tấm lót sàn gác lửng làm từ nhựa hay tấm xi măng đang đang được đánh giá cao hơn.
Báo giá ván lót sàn gác lửng chịu lực mới nhất
Kích thước ván lót sàn gác lửng |
Đơn giá |
Ván lót sàn gác lửng nhựa PVC, Eco | |
5x1220x2440mm | 385.000 VNĐ/tấm |
8x1220x2440mm | 605.000 VNĐ/tấm |
10x1220x2440mm | 745.000 VNĐ/tấm |
12x1220x2440mm | 910.000 VNĐ/tấm |
15x1220x2440mm | 1.120.000 VNĐ/tấm |
18x1220x2440mm | 1.134.000 VNĐ/tấm |
20x1220x2440mm | 1.506.000 VNĐ/tấm |
25x1220x2440mm | 1.885.000 VNĐ/tấm |
Ván lót sàn gác lửng xi măng | |
10x1220x2440mm | 380.000 VNĐ/tấm |
12x1220x2440mm | 440.000 VNĐ/tấm |
14x1000x2000mm | 370.000 – 470.000 VNĐ/tấm |
15x1000x2000mm | 340.000 – 465.000 VNĐ/tấm |
16x1220x2440mm | 530.000 VNĐ/tấm |
18x1220x2440mm | 610.000 VNĐ/tấm |
20x1220x2440mm | 650.000 VNĐ/tấm |
Ván lót sàn gác lửng gỗ Laminate | |
3x1220x2440mm | 145.000 VNĐ/tấm |
5x1220x2440mm | 225.000 VNĐ/tấm |
6x1220x2440mm | 265.000 VNĐ/tấm |
7x1220x2440mm | 325.000 VNĐ/tấm |
9x1220x2440mm | 340.000 VNĐ/tấm |
12x1220x2440mm | 425.000 VNĐ/tấm |
15x1220x2440mm | 500.000 VNĐ/tấm |
18x1220x2440mm | 595.000 VNĐ/tấm |
21x1220x2440mm | 670.000 VNĐ/tấm |
25x1220x2440mm | 795.000 VNĐ/tấm |
Ván lót sàn gác lửng gỗ tự nhiên | |
Tính theo loại gỗ sử dụng | 850.000 – 1.900.000 VNĐ/m2 |
Ván lót sàn gác lửng gỗ ép | |
3x1220x2440mm | 86.000 VNĐ/tấm |
4x1220x2440mm | 86.000 VNĐ/tấm |
5x1220x2440mm | 86.000 VNĐ/tấm |
6x1220x2440mm | 98.000 VNĐ/tấm |
7x1220x2440mm | 108.000 VNĐ/tấm |
8x1220x2440mm | 118.000 VNĐ/tấm |
9x1220x2440mm | 128.000 VNĐ/tấm |
10x1220x2440mm | 146.000 VNĐ/tấm |
11x1220x2440mm | 159.000 VNĐ/tấm |
12x1220x2440mm | 173.000 VNĐ/tấm |
13x1220x2440mm | 190.000 VNĐ/tấm |
14x1220x2440mm | 205.000 VNĐ/tấm |
15x1220x2440mm | 210.000 VNĐ/tấm |
16x1220x2440mm | 225.000 VNĐ/tấm |
17x1220x2440mm | 250.000 VNĐ/tấm |
18x1220x2440mm | 255.000 VNĐ/tấm |
19x1220x2440mm | 280.000 VNĐ/tấm |
20x1220x2440mm | 285.000 VNĐ/tấm |
21x1220x2440mm | 315.000 VNĐ/tấm |
Lưu ý: Bảng giá mang tính tổng hợp và tham khảo, có thể thay đổi tùy từng thời điểm trên thị trường và chính sách đơn vị phân phối.
Ván lót sàn gác lửng với khả chịu lực, bền bỉ và nhiều ưu điểm nổi trội khác là loại vật liệu có tính ứng dụng cao, thích hợp với hầu hết tính chất công trình hiện nay. Cân nhắc tài chính và nhu cầu để lựa chọn dòng sản phẩm phù hợp nhất.