Phào chỉ chân tường được sử dụng như loại phụ kiện bảo vệ và tăng tính thẩm mỹ cho công trình. Tổng hợp báo giá và thông tin tổng hợp mới nhất.
Có lẽ các thuật ngữ như chỉ len chân tường, nẹp chân tường hay phào chân tường đã quá quen thuộc đối với những ai làm trong ngành thi công – thiết kế nội thất. Với người bình thường, dù sử dụng các cụm từ này phổ biến thì cách hiểu vẫn còn khá hạn hẹp, đơn thuần là phụ kiện đi kèm khi thi công sàn gỗ, nhựa ốp tường,…
Trên thực tế, len chân tường có công dụng nhiều hơn chúng ta vẫn tưởng. Đặc biệt, không ít thông tin về loại vật liệu này còn gây bất ngờ về sự ưu việt. Dành 5 phút để tìm hiểu chi tiết hơn về chỉ chân tường.
Phào ốp chân tường là gì?
Phào chỉ chân tường, còn được gọi với rất nhiều cái tên khác, như len tường, nẹp tường, chỉ chân tường,… là một dạng vật liệu thuộc nhóm trang trí, mục đích chính là gia cố cho các vị trí chân tường thêm chắc chắn, khắc phục những khe hở, điểm nối bị hở giữa các vật liệu trang trí nội thất khác.
Chỉ chân tường ngày càng có nhiều thiết kế đẹp mắt, tinh xảo nên còn mang lại giá trị thẩm mỹ cho công trình, theo đuổi các xu hướng kiến trúc được ưa chuộng.
Vì sao nên sử dụng phào ốp chân tường?
Trước đây, với các phong cách thiết kế truyền thống, chúng ta chỉ thường thấy ốp gạch cho chân tường, hoặc trang trí bằng các đường gờ chỉ nổi chạy trên tường. Từ khi xu hướng ốp tường, ốp sàn bằng gỗ nhựa, đá, gỗ tự nhiên,… lên ngôi thì khái niệm phào chỉ chân tường mới được biết đến rộng rãi hơn.
Không phải ngẫu nhiên mà các kiến trúc sư lại khuyến khích việc sử dụng loại phụ kiện này.
- Len chân tường có thể thay thế cho trường hợp không có gạch ốp chân tường
- Ốp chân tường bị thấp và chìm thì len chân tường có thể khắc phục
- Che đi những khoảng hở gây mất thẩm mỹ
- Tăng độ chắc chắn cho tường, các khu vực dễ va chạm.
- Liên kết tốt hơn đối với các vật liệu sàn, tường, trần nhà,…
Các loại phào chỉ chân tường
Len chân tường được sản xuất theo công nghệ hiện đại, dựa trên nhiều nguồn chất liệu và màu sắc khác nhau. Đây cũng là sản phẩm được xếp vào nhóm có tính phong phú bậc nhất trên thị trường.
Theo khảo sát, có các loại phào chỉ được yêu thích dưới đây.
Len chân tường nhựa
Phào nhựa chân tường là sự lựa chọn phổ biến nhờ vào tính thông dụng và có giá thành tương đối rẻ. Nguyên liệu sản xuất chủ yếu là nhựa PU, PE và PS, mang kiểu dáng và màu sắc đa dạng, phù hợp với hầu hết công trình.
Để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao về thẩm mỹ, phào chân tường PU ngoài các thiết kế truyền thống, màu sắc đơn giản thì nay còn được sản xuất theo công nghệ hiện đại với nhiều chi tiết, hoa văn độc đáo.
Nổi bật phải kể đến: len tường nhựa giả gỗ, len tường nhựa giả vân đá,… rất hợp với xu thế ốp tường giả gỗ, giả đá trong nội thất, tạo nên tính đồng bộ cho không gian.
Không chỉ đẹp mắt, nguồn cung đa dạng mà ốp chân tường bằng nhựa còn sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật:
- Khả năng chống ẩm, chống mối mọt cực kỳ tốt
- Kháng nước, chống cháy
- Có tính đàn hồi, không bị cong vênh
- Trọng lượng nhẹ, thi công nhanh chóng
- Hợp với các xu hướng nội thất hiện nay
Len đá chân tường
So với ốp chân tường nhựa, len đá có giá thành cao hơn vì vật liệu sử dụng là các loại đá tự nhiên. Lựa chọn này phù hợp với các chủ đầu tư có tài chính tốt, không gian đã sử dụng đá ốp lát trước đó.
Len đá chân tường có độ sắc sảo, sang trọng và độ bền cao, hầu như không bị phai màu, hay có dấu hiệu oxy hóa bởi yếu tố tác động từ môi trường.
Chỉ chân tường thạch cao
Làm chỉ chân tường cũng là ứng dụng thường thấy của thạch cao. Với thành phần là bột nhựa và bột đá, thạch cao có kết cấu cứng, chắc chắn, chịu lực tốt nên rất phù hợp để chọn làm phụ kiện gia cố. Tuy nhiên, loại này có giá thành cao hơn hẳn so với nẹp chân tường PVC nhưng tuổi thọ lại ngắn hơn.
Nẹp gỗ chân tường loại gỗ tự nhiên
Gỗ tự nhiên luôn là loại vật liệu được yêu thích trong thiết kế nội thất. Tuy nhiên, dù sở hữu vẻ đẹp riêng biệt nhưng lại không có quá nhiều công trình lựa chọn vì nẹp gỗ chân tường thường có giá khá cao.
Khách quan để đánh giá, gỗ tự nhiên dễ bị mối mọt hơn so với các vật liệu thay thế, như len chân tường nhựa giả gỗ, và thường phải đi cùng với sàn hoặc tường ốp gỗ tự nhiên mới có độ tương thích cao.
Nẹp gỗ chân tường loại gỗ công nghiệp
Gỗ công nghiệp thời điểm ra đời được xem là giải pháp cho việc phào gỗ chân tường
có giá thành quá cao, ít cơ hội sở hữu. Nẹp gỗ công nghiệp được làm từ gỗ ép MDF và các chất kết dính, chất phụ gia cùng với nhựa tổng hợp. Bề mặt vẫn có tính thẩm mỹ cao nhưng so với nẹp tường nhựa thì chúng lại dễ bị cong vênh, chịu tác động khá rõ khi nhiệt độ thay đổi.
Tuy nhiên, nếu sử dụng nẹp gỗ công nghiệp thì các loại sàn gỗ công nghiệp, sàn nhựa giả gỗ đều phù hợp, không có sự chênh lệch quá nhiều về màu sắc, chất liệu.
Chỉ chân tường hợp kim
Ưu điểm nổi trội của loại len này là có bề mặt sáng bóng, lấp lánh, rất hợp với những không gian cao cấp, sang trọng. Về độ bền, kết cấu chịu lực, chống ẩm mốc cũng được đánh giá cao. Tuy nhiên, giá thành lại khá đắt đỏ và “kén” công trình.
Báo giá phào chỉ chân tường các loại mới nhất 2024
Loại phào chân tường | Quy cách | Đơn giá |
Nẹp nhựa chân tường | 2440 x 80 x 15 mm | 25.000đ/m |
2440 x 90 mm x 16mm | 45.000đ/m | |
2440 x 75 mm x 15mm | 25.000đ/m | |
Phào ốp chân tường thạch cao | Bản 1-8 | 60.000 – 160.000đ/m |
Phào ốp chân tường gỗ | 2440 x 80 x 15mm | 35.000đ/md |
Phào ốp chân tường nhôm | V10x10x2500 | 80.000đ/thanh |
V15x15x2500 | 120.000đ/thanh | |
V20x20x2500 | 130.000đ/thanh | |
V25x25x2500 | 170.000đ/thanh | |
V30x30x2500 | 180.000đ/thanh | |
U10x10x2500 | 80.000đ/thanh | |
U20x7.3×2500 | 130.000đ/thanh |
Nhìn chung, giá len chân tường nhựa đang có mức thấp nhất so với các loại phào chỉ hiện có trên thị trường. Đây cũng là lý do vì sao phào nhựa ốp tường được ứng dụng ngày càng phổ biến.
Lưu ý: Bảng giá được tổng hợp trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Tùy vào từng thời điểm mà giá có thể thay đổi theo thị trường.
Hướng dẫn chi tiết thi công phào ốp chân tường
Đối với chỉ chân tường, kỹ thuật thi công có thể không quá khó nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ để kết quả có tính thẩm mỹ cao nhất. Dưới đây là hướng dẫn cũng như các loại phụ kiện, thiết bị cần có khi thi công.
Vật dụng cần chuẩn bị:
- Thước đo, thước dây các loại
- Máy bắn đinh
- Cưa tay hoặc máy cắt
- Bút chì
- Keo và súng bắn keo silicon
- Bột màu
- Đồ bảo hộ, mắt kính
Thi công các loại nẹp tường bằng nhựa, gỗ
- Bước 1: Chuẩn bị và kiểm tra đầy đủ các vật dụng cần thiết. Chuẩn bị thêm thước đa góc, búa, đinh ghim,…
- Bước 2: Cẩn thận đo kích thước cần thi công. Lưu ý, bước này cần đo đạc thật chính xác, kiểm tra độ vuông góc của tường. Đo chuẩn thì thao tác cắt phào chỉ sẽ không có sai sót.
- Bước 3: Cắt góc phào chân tường sao cho 2 vị trí tiếp xúc được khớp với nhau. Đánh dấu ở góc 45 độ bằng bút chì và tiến hành cắt ở các góc len chân tường.
- Bước 4: Sau khi đã đặt len chân tường vào vị trí mong muốn, dùng súng bắn đinh cố định. Thao tác cần dứt khoát, chính xác để tránh nứt vỡ tường hoặc nứt thanh len.
- Bước 5: Tại các khe hở, sử dụng keo để gắn nối với nhau. Lau sạch các lớp keo thừa để trên bề mặt để hoàn thiện.
Thi công các loại nẹp tường bằng kim loại
- Bước 1: Ngoài các vật dụng trên, cần chuẩn bị thêm máy cắt nhôm, keo dán chuyên dụng,
- Bước 2: Xử lý bề mặt cần thi công, làm sạch bụi bẩn, tạp chất.
- Bước 3: Tiến hành đo đạc như trên, dùng máy cắt nhôm để cắt các góc phào ốp tường.
- Bước 4: Dán len bằng keo chuyên dụng. Keo được bôi đều ở mặt sau theo đường hình chữ z. Cách này giúp cho độ bám dính tốt hơn.
- Bước 5: Đưa chỉ chân tường vào vị trí, tạm thời cố định bằng băng dính. Sau đó xử lý tiếp ở các vị trí mối nối.
- Bước 6: Lau keo thừa, bóc lớp bọc ngoài của nẹp nhôm để hoàn thiện.
Trên đây là báo giá các loại phào chỉ chân tường và một số thông tin về công dụng, kỹ thuật thi công. Hi vọng mang lại sự tham khảo hữu ích cho bạn đọc.