Cấu tạo sàn nhựa ngoài trời
Cấu tạo sàn nhựa ngoài trời gồm bao nhiêu lớp? Kích thước sàn nhựa ngoài trời trên thị trường có giống nhau không? Mua sàn nhựa ngoài trời dày bao nhiêu là phù hợp? Cùng Ốp Tường Nhựa tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Sàn nhựa ngoài trời có thành phần cấu tạo từ bột đá, nhựa và bột gỗ, kết hợp với các chất phụ gia khác. Tạo nên độ cứng và dẻo cho tấm sàn nhựa ngoài trời. Tuỳ thuộc vào tỷ lệ các thành phần mà sàn nhựa ngoài trời sẽ có những đặc trưng vật lý khác nhau. Ví dụ:
- Với những sàn nhựa thiên về độ uốn dẻo – sử dụng cho các khu vực như cầu tiểu cảnh, ốp thành hồ cá,… Thể loại này có tỷ lệ bột nhựa cao hơn.
- Còn đối với các loại sàn nhựa thiên về độ cứng, dùng trong các vị trí công trình chịu lực cao. Thì tỷ lệ thành phần bột đá sẽ cao hơn so với các loại khác.
Vì vậy, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng cũng như vị trí thi công mới có thể đánh giá sàn nhựa ngoài trời loại nào tốt, loại nào bền.
Xét về thành phần cơ bản thì sàn nhựa ngoài trời chỉ có 3 nguyên liệu trên. Nhưng ở mỗi đơn vị sản xuất sẽ có tỷ lệ pha trộn nguyên liệu khác nhau. Để cho ra những sản phẩm sàn nhựa ngoài trời phù hợp với nhu cầu sử dụng của khách hàng. Ngoài ra tỷ lệ thành phần này cũng sẽ tạo nên độ đặc trưng của thương hiệu đó.
Cấu tạo sàn nhựa ngoài trời
Cấu tạo sàn nhựa ngoài trời bao gồm 5 lớp cơ bản:
Bề mặt phủ lớp UV: Lớp này có tác dụng làm tăng độ cứng và sự chịu lực cho sàn. Đồng thời giúp sàn hạn chế sàn bám bụi bẩn.
Lớp áo: Đây là lớp có tác dụng chống mài mòn và bảo vệ lớp vân gỗ phía trong giữ được màu nguyên bản.
Lớp vân màu: Lớp cấu tạo sàn nhựa ngoài trời này có tác dụng tạo họa tiết vân gỗ cho sàn nhựa. Với sự tiến bộ công nghệ, nên lớp in trên sàn nhựa đạt đến độ tinh tế không hề kém gỗ công nghiệp hay thậm chí là gỗ tự nhiên.
Lớp lõi nhựa PVC: Lớp này là lớp có tác dụng quyết định chất lượng của tấm sàn nhựa ngoài trời. Tạo nên các tính năng chịu lực tốt, chống cong vênh và hạn chế cháy lan cho vật liệu này.
Lớp đế: Lớp cấu tạo sàn nhựa ngoài trời cuối cùng này giúp làm tăng độ ma sát và bám dính với nền. Chúng có tác dụng ngăn hơi nước bốc lên trong môi trường ẩm ướt. Làm ảnh hưởng đến độ dính của tấm sàn nhựa ngoài trời.
Kích thước sàn nhựa ngoài trời
Kích thước sàn nhựa ngoài trời rất đa dạng và phong phú. Do nhu cầu lát sàn tại nhiều vị trí khác nhau, cũng như không gian lát khác nhau. Mà dòng vật liệu lát sàn này được sản xuất với đa dạng kích thước. Hơn thế, kích thước sàn nhựa ngoài trời sẽ đi cùng với độ dày của chúng. Nếu độ dày sàn nhựa ngoài trời càng cao thì khả năng chịu lực càng tốt.
Sàn nhựa ngoài trời nhờ có kích thước đa dạng. Mà công trình của bạn có thể tiết kiệm nhiều chi phí hao hụt thi công. Do không phải cắt gọt hoặc bỏ đi quá nhiều những phần thừa do kích thước sàn nhựa ngoài trời không phù hợp. Bên cạnh đó, quá trình thi công sàn nhựa ngoài trời cũng sẽ dễ dàng và tiết kiệm hơn. Bởi sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian cắt ghép các sàn nhựa lại với nhau.
Một số kích thước sàn nhựa ngoài trời cơ bản sau:
- Sàn nhựa ngoài trời kích thước 140: Kích thước tiêu chuẩn là 140x25x2200 mm, 140x25x2440mm, 140x25x3600mm…
- Sàn nhựa ngoài trời kích thước 150: Kích thước tiêu chuẩn là 25x150x2200 mm.
Sàn nhựa ngoài trời dày bao nhiêu là phù hợp
Vậy sàn nhựa ngoài trời dày bao nhiêu là phù hợp? Với cấu tạo sàn nhựa ngoài trời gồm 5 lớp thì độ dày của chúng dựa trên độ dày của 5 lớp đó. Sàn nhựa ngoài trời là sản phẩm được sản xuất dựa trên dây chuyền công nghệ ép đùn hiện đại. Vì thế, độ dày của chúng vừa đủ để giúp không gian ngoại thất của bạn chống chịu được các tác động của thời tiết. Với độ dày đa dạng, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và vị trí lắp đặt mà bạn có thể lựa chọn cho mình sàn nhựa ngoài trời có độ dày phù hợp.