Xử lý các vấn đề thường gặp với tấm ốp nhựa

xu ly van de tam op nhua 1

Hướng dẫn xử lý một số vấn đề thường gặp khi thi công, sử dụng tấm ốp nhựa. Lời khuyên và kinh nghiệm khắc phục hiệu quả từ người trong nghề.

Được đánh giá là vật liệu thay thế hàng đầu hiện nay, tấm ốp nhựa gần như xuất hiện ở hầu hết các công trình, từ tầm trung đến cao cấp, đáp ứng mọi yêu cầu về công năng và thẩm mỹ. Tấm ốp nhựa đem đến các giải pháp hiệu quả về thời gian và chi phí thi công.

Trong quá trình sử dụng tấm ốp nhựa hoặc thi công lắp đặt, đôi lúc vẫn có các sự cố phát sinh. Tuy nhiên, khách hàng không nên quá lo lắng. 

Dưới đây là một số cách khắc phục cho những vấn đề thường gặp, đã được áp dụng hiệu quả trên thực tế.

Sửa chữa tấm ốp nhựa bị co ngót

Nguyên nhân dẫn đến sự co ngót của tấm ốp nhựa có thể là vì tiếp xúc với nhiệt độ cao, thay đổi độ ẩm hoặc có áp lực tác động lên. Trong trường hợp này, cách sửa chữa tấm ốp nhựa đơn giản nhất làm kiểm tra các yếu tố trên và điều chỉnh chúng.

Sự co ngót là điều mà khi thi công phải tính toán đến. Dựa trên đặc điểm môi trường, khí hậu cũng như công năng sử dụng ở không gian lắp đặt tấm ốp, đội thợ sẽ có phương án chừa ra một khoảng thích hợp đề phòng tấm ốp giãn nở, sử dụng loại keo dán chuyên dụng, chất lượng.

Xử lý vấn đề tấm ốp nhựa-1

Tấm ốp nhựa xuất hiện các vết loang lổ và nấm mốc

Nguyên nhân trực tiếp của vấn đề này chính là môi trường ẩm ướt, thiếu thông gió. Nếu kéo dài có thể dẫn đến tình trạng bong tróc, nứt vỡ bề mặt tấm ốp.

Giải pháp là tăng cường làm thoáng không gian, xử lý ngay các điểm thấm nước. Do đó, ngay từ đầu nên xử lý tường thật kỹ trước khi thi công. Nhiều công trình tường bị thấm, xuống cấp nhưng lại không dọn dẹp, trít lại các đường nứt đã lắp đặt tấm ốp.

Sửa chữa tấm ốp nhựa bị cong vênh, phồng

Khi gặp trường hợp này, bạn phải nghĩ ngay đến việc các tấm ốp có thể đã bị lỗi thi công hoặc hoặc chất lượng tấm ốp kém, bị thấm nước.

  • Thứ nhất, nếu khi thi công, khoảng cách giữa các tấm ốp không đủ thì về sau, khi có hiện tượng co ngót, vị trí các tấm sẽ bị xô lệch và dẫn đến cong vênh.
  • Thứ hai, nếu nước ngấm vào tấm ốp nhựa thì có thể tường bị thấm, hoặc giữa các khe nối bị hở quá nhiều. Điều này chỉ xảy ra khi tấm ốp không được sản xuất theo quy trình chuẩn, sử dụng nguyên liệu không phải là nhựa PVC hay nhựa Composite.

Do đó, cách khắc phục duy nhất là phải tiến hành tháo bỏ các tấm ốp bị phồng hay cong vênh, thay tấm mới. Hoặc cắt lại kích thước tấm ốp, xử lý thêm các lớp bảo vệ rồi lắp đặt lại (cần xem xét chất lượng tấm ốp còn đảm bảo không).

Xử lý vấn đề tấm ốp nhựa-2

Sửa chữa tấm ốp nhựa có vết trầy xước

Trong quá trình sử dụng, những va chạm dễ dàng tạo ra vết xước trên bề mặt, nhất là khi có vật sắc nhọn. Nếu không muốn thay lại tấm ốp thì bạn có thể khắc phục bằng cách quét sơn phủ, vẽ chồng lên các vết xước.

Tuy nhiên, cách này chỉ phù hợp nếu đó là tấm ốp nhựa dạng màu gỗ hay vân gỗ, các loại khác nếu làm theo sẽ không đảm bảo thẩm mỹ.

Giữa các tấm ốp bị hở khe, lộ mối nối

Vấn đề này xuất phát trực tiếp từ kỹ thuật thi công, lúc đo đạc không tính toán kỹ khoảng cách, cắt tấm ốp không chuẩn hoặc sử dụng keo sai cách dẫn đến keo không có độ bám dính vào tường.

Trường hợp này, giải pháp nhanh nhất là làm sạch các mối hở, dùng nẹp chỉ, phào chỉ để lắp vào để che bớt đi và cố định các tấm ốp nhựa được tốt hơn. 

Xử lý vấn đề tấm ốp nhựa-3

Tấm ốp nhựa bị phai màu

Đây là hiện tượng thường thấy sau một thời gian sử dụng tấm ốp nhựa. Nguyên nhân có thể do tấm ốp thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc trong quá trình vệ sinh, bạn sử dụng trực tiếp các chất tẩy rửa mạnh.

Trường hợp này không thể áp dụng các biện pháp sửa chữa tấm ốp nhựa như sơn phủ, vẽ trang trí,… mà nên tính toán đến phương án thay mới (nếu cần thiết). Bên cạnh đó, trong quá trình sử dụng, nên chú ý bảo dưỡng định kỳ, ban đầu chọn tấm ốp có lớp phủ bảo vệ để bền màu hơn.

Với những cách xử lý các vấn đề thường gặp với tấm ốp nhựa trên, bạn đã có thể khắc phục được kha khá tình huống hiện nay. Tuy nhiên, lời khuyên vẫn là chọn tấm ốp chất lượng cao, kỹ thuật thi công chuẩn, vệ sinh – kiểm tra thường xuyên để hạn chế thấp nhất các rủi ro.