Trong nhiều công trình xây dựng, thi công trần gỗ được đánh giá là một hạng mục trang trí nội thất cao cấp. Chúng thay thế hiệu quả cho các loại ốp trần bằng thạch cao hay phủ sơn trang trí. Bởi loại trần gỗ này có đường nét và hoa văn tinh xảo, tạo sự bắt mắt và thu hút người nhìn.
Thi công trần gỗ trên thị trường có nhiều loại khác nhau. Nhưng xét về thành phần cấu tạo cũng như đặc điểm bên trong. Trần gỗ được chia làm 3 loại là: trần gỗ tự nhiên, trần gỗ công nghiệp và trần gỗ nhựa.
Các loại trần gỗ trên thị trường
Hiện nay, thi công trần gỗ có 3 loại thông dụng đó là trần gỗ tự nhiên, trần gỗ công nghiệp và trần gỗ nhựa. Mỗi loại trần gỗ đều có những đặc tính, ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Thế nên, tùy vào nhu cầu và điều kiện tài chính, bạn có thể lựa chọn thi công trần gỗ nào phù hợp với bạn.
Thi công trần gỗ tự nhiên
Trần gỗ tự nhiên là sản phẩm làm từ các vật liệu gỗ như Pơ mu, lim, gỗ gõ đỏ, gỗ giáng hương, xoan đào, gỗ sồi,… Đặc điểm của loại trần gỗ tự nhiên với những ưu điểm và nhược điểm sau:
Ưu điểm
- Độ bền bỉ và tuổi thọ cao
- Chắc chắn, chịu lực, cứng cáp
- Có thể chống chịu được ẩm mốc và mối mọt
- Đường vân gỗ tự nhiên sống động, ấn tượng, độc đáo và chân thực. Mỗi tấm ốp trần gỗ tự nhiên sẽ có những đường vân riêng biệt, không trùng lặp. Tạo ra một phòng cách chuyên biệt cho gia chủ.
- Thi công trần gỗ tự nhiên sẽ mang đến một màu sắc và đường vân bền bỉ theo thời gian. Không bị phai màu như các loại ốp trần được phủ sơn thông thường. Đặc biệt, ở một số loại gỗ tự nhiên cao cấp, chúng còn có khả năng lên màu theo thời gian. Khiến cho trần gỗ sau khi thi công, càng sử dụng lâu thì càng trở nên đẹp mắt.
- Một ưu điểm lớn nhất khiến trần gỗ tự nhiên được yêu thích đó là mang lại vẻ đẹp sang trọng mà không có vật liệu nào có thể thay thế được.
- Gỗ tự nhiên an toàn cho sức khỏe người sử dụng
- Sử dụng gỗ tự nhiên để ốp trần còn mang lại không gian thư thái, và phù hợp với quan niệm phong thuỷ của nhiều gia đình.
Nhược điểm
- Nguồn gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm, vì thế, việc sử dụng gỗ tự nhiên để ốp trần cũng không được khuyến khích.
- Giá thành cao và nguồn cung cũng khá hạn chế
- Trọng lượng gỗ tự nhiên rất nặng. Nên chỉ phù hợp với những ngôi nhà có kết cấu chắc chắn và kiên cố mới có thể chịu được sức nặng của chúng.
- Quá trình thi công mất nhiều thời gian, đội ngũ thi công đòi hỏi có kinh nghiệm và tay nghề cao.
Thi công trần gỗ công nghiệp
Thi công trần gỗ công nghiệp được xem như một lựa chọn hoàn hảo nhằm có thể thay thế gỗ tự nhiên. Để giải quyết được tình trạng nguồn cung gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm. Với việc sử dụng gỗ công nghiệp làm chất liệu gia công trần gỗ. Sản phẩm ốp trần gỗ công nghiệp được lựa chọn bởi nhiều đặc điểm sau:
Ưu điểm:
- Giá thành trần gỗ công nghiệp cạnh tranh hơn so với gỗ tự nhiên. Những vẫn đảm bảo được cảm giác sang trọng, dễ chịu và nâng tầm đẳng cấp ngôi nhà.
- Thi công trần gỗ tự nhiên đơn giản và nhanh chóng, mất ít thời gian hơn so với trần gỗ công nghiệp. Trung bình chỉ cần từ 2 thợ thi công có thể hoàn thiện 80m2/ngày.
- Đa dạng trong chất liệu và hoa văn. Hoạ tiết vân gỗ và màu sắc đa dạng. Vì thế, gia chủ có thể thoải mái lựa chọn mẫu thiết kế trần gỗ ưng ý và phù hợp với không gian kiến trúc của ngôi nhà.
- Trần gỗ công nghiệp có độ bền cao nhờ có khung xương và lớp đệm cao su. Bên cạnh đó, loại vật liệu này cũng được đánh giá cao về khả năng chống mài mòn, chống nước, cách âm và chống cháy hiệu quả.
- Trần gỗ công nghiệp vệ sinh nhanh chóng và đơn giản, ít khả năng bám bụi vì có bề mặt bóng loáng.
- Trần gỗ công nghiệp được sản xuất với những đặc điểm phù hợp với khí hậu nóng ẩm mưa nhiều tại Việt Nam
Nhược điểm
- Trần gỗ công nghiệp thường được thiết kế theo kích cỡ sẵn có và khó thay đổi linh hoạt theo nhu cầu sử dụng.
- Mặc dù loại trần gỗ này có độ bền cũng khá cao, tuy nhiên vẫn kém bền hơn so với gỗ tự nhiên.
- Vân gỗ công nghiệp được mô phỏng mang tính đồng nhất, vì thế khó sống động và chân thực như gỗ tự nhiên.
Trần gỗ công nghiệp có độ bám màu và độ bóng không cao bằng gỗ tự nhiên. Vì thế cần phải được sơn phủ nhiều lớp bằng sơn chất lượng tốt mới đảm bảo được.
Thi công trần gỗ nhựa
Trần gỗ nhựa là một chất liệu ốp trần nhân tạo (Với thành phần cấu tạo từ nhựa PVC kết hợp với chất phụ gia tạo độ dai và chống cháy cho tấm ốp trần). Đường vân trên bề mặt tấm ốp trần gỗ nhựa được mô phỏng chân thật, giống gỗ tự nhiên lên đến hơn 90%. Đặc điểm của loại trần nhựa giả gỗ
Ưu điểm
- Khả năng chịu nhiệt và chống nóng tốt. Thảo đánh giá của các chuyên gia, hiệu quả chống nóng của trần nhựa có thể lên đến 90%.
- Thi công trần gỗ nhựa dễ dàng hơn so với gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp. Bởi chúng có trọng lượng nhẹ hơn hẳn so với 2 vật liệu trên. Nên quá trình thi công và vận chuyển sẽ thuận lợi và nhanh chóng hơn rất nhiều.
- Có khả năng chống ồn, chống ẩm, chống nước và cách âm tốt
- Mẫu mã của ốp trần nhựa giả gỗ rất phong phú và đa dạng. Mang đến nhiều lựa chọn cho những gia chủ có phòng cách khác nhau.
Độ bền cao, tuổi thọ của trần nhựa giả gỗ có thể kéo dài hơn 10 năm. Đặc biệt là loại trần này rất phù hợp với điều kiện thời tiết tại Việt Nam. - Giá thành rẻ hơn rất nhiều so với trần gỗ tự nhiên.
Nhược điểm
- Mặc dù đa dạng về mẫu mã và đường vân chân thực. Song xét về độ tinh tế và sang trọng thì không được đánh giá cao bằng các loại trần làm từ gỗ.
- Sau thời gian sử dụng lâu, nếu không biết cách vệ sinh và bảo quản, trần có thể bị bám bụi và xuống màu, gây mất thẩm mỹ ngôi nhà.
Hướng dẫn thi công trần gỗ
Bởi trần gỗ tự nhiên và trần gỗ công nghiệp có trọng lượng cao. Thi công đòi hỏi kỹ thuật và kinh nghiệm thi công nhiều năm. Vì thế, nếu muốn thi công trần gỗ tại nhà, bạn chỉ có thể sử dụng loại trần gỗ nhựa. Sau đây là hướng dẫn thi công trần nhựa để bạn có thể tham khảo và tự nhi công nhé!
Hướng dẫn thi công trần nhựa
Bước 1: Khảo sát hiện trạng, chọn vật liệu và đưa ra phương án thi công
Cần lưu ý một vài vấn đề như: trần trong nhà hay mái hiên, có tiếp xúc trực tiếp với mưa nắng hay không, có bị khống chế, ảnh hưởng bởi các kiến trúc khác hay không…, nó giúp cho việc thi công trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn. Đồng thời đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như chất lượng tốt nhất.
Bước 2: Lắp đặt hệ khung xương cho trần
Với từng loại trần gỗ khác nhau sẽ có cách lắp đặt khung xương khác nhau. Một số loại khung xương được dùng phổ biến hiện nay như: khung xương gỗ tự nhiên và khung xương sắt, khung xương nhựa, khung xương inox…
Bước 3: Lắp đặt, thi công trần gỗ
Sau khi đã hoàn thiện hệ khung xương, bước tiếp theo chúng ta sẽ tiến hành lắp đặt các tấm trần gỗ hoặc thanh lam lên hệ khung xương. Tuỳ vào vật liệu thi công mà có thể cố định chúng bằng ốc, vít hay keo chuyên dụng.
Bước 4: Hoàn tất và vệ sinh công trình
Khi đã hoàn thành việc lắp đặt các tấm ốp trần lên hệ khung xương thì việc cuối cùng mà bạn cần làm đó chính là vệ sinh và bảo quản công trình. Hãy sử dụng khăn lau mềm ẩm để loại bỏ các vết bẩn còn bám lại trên bề mặt trần hạn chế sử dụng các chất tẩy rửa có tính kiềm hoặc axit cao đối với các công trình này.
Đây là hướng dẫn thi công trần gỗ nhựa được Ốp Tường Nhựa dựa trên kinh nghiệm thi công trong nhiều năm qua. Bạn có thể tham khảo và ứng dụng cho công trình của mình. Tuy nhiên, nếu công trình thi công của bạn lớn và có không gian thi công phức tạp. Thì Ốp Tường Nhựa khuyên bạn nên sử dụng các dịch vụ thi công trọn gói ốp trần nhằm có thể tiết kiệm được thời gian cũng như chi phí hao hụt khi thi công nhé!
Hiếu Tài PVC – nhận thi công trần gỗ uy tín
Là đơn vị hoạt động uy tín nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Hiếu Tài PVC vẫn luôn tự tin đồng hành cùng đông đảo khách hàng. Và mang đến sự phục vụ an tâm, tin cậy nhất bởi:
- Đội ngũ thợ thi công tay nghề cao chuyên về ốp trần, thi công trần cho nhiều hạng mục công trình: biệt thự, nhà ống, nhà chung cư,…
- Nguồn cung nguyên liệu thi công chất lượng cao, uy tín và rõ nguồn gốc xuất xứ. Được bảo hành lâu dài theo đúng tiêu chuẩn nhà sản xuất.
- Mẫu mã đa dạng, báo giá chi tiết, hợp lý và công khai
- Cung cấp đầy đủ hoá đơn, chứng từ theo đúng quy định
- Hỗ trợ tư vấn, báo giá thi công hoàn toàn miễn phí.